Câu 25: Khi nói 5 uẩn là Không thì 5 uẩn phải được quan sát qua 3 phạm trù, đó là Tưởng của 5 uẩn, Sinh Diệt của 5 uẩn và …… (Chân Như của 5 uẩn) ……
Câu 26: Trong phân đoạn 1 của Bát Nhã Tâm Kinh, cơ sở dùng để quan sát là:…(Trí tuệ Bát nhã)
Câu 27: Sáu pháp chứng tín trong Kinh Kim Cang là:
1) Như thị. 2) … (Ngã văn) … 3) Nhất thời. 4) Phật 5) … (Xá Vệ) 6) Tỳ kheo.
Câu 28: Tính chất căn bản của Vô dư Niết bàn là:
– Không còn sở tri chướng,
– Không còn …(phiền não chướng )…
– Không còn chấp tứ tướng (ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả).
Câu 29: Bản chất của nhận thức luận là gì ? … (Trí tuệ) ……
Câu 30: Nêu vắn tắt 4 điều cơ bản cần có trong vai trò lãnh đạo Gia đình của một Liên Đoàn Trưởng.
1) Thấu đáo tổ chức. 3) …… (Tinh thần trách nhiệm) ….
2) .….. (Làm việc có kế hoạch) … 4) Tác phong tốt.
II. PHẦN TỰ LUẬN (Điểm tối đa: 10 điểm)
ĐỀ 1. Kinh Kim Cang đoạn 26 – pháp thân phi tướng có bài kệ 4 câu:
Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Như Lai
Việt dịch:
Nương sắc diện thấy ta
Theo âm thanh thấy ta
Người ấy không gặp Phật
Vì hành động theo tà
Ý chỉ của Như Lai:
Hành giả phải nắm bắt được pháp thân phi tướng mới thật sự thấu triệt pháp “Như lai”. Khi ấy ba thân (pháp thân, báo thân, ứng hóa thân) dung thông.
Muốn thấy Như Lai, hành giả phải có trí tuệ bát nhã, xa lìa chấp thủ các tướng. Người nào chấp vào sắc tướng, âm thanh … thì đang theo lối nhìn tà đạo, không thể thấy Như lai. Xa hơn, hành giả phải chuyển thức thành trí.
Sắc thân và pháp thân của Ngài như chiếc bè sang sông, như ngón tay chỉ mặt trăng đưa hành giả đến bờ thực tại như thật. Tìm Như Lai phải tìm vào thực tại ấy tức là tìm vào chính mình, tìm vị Phật nơi chính hành giả.
ĐỀ 2.
Bài pháp đầu tiên của Tổ Bồ Đề Đat Ma vào thế kỷ thứ V tại Triều đình Vua Lương Võ Đế bao gồm các tinh hoa của giáo pháp Phật, cốt lõi của Thiền, Tính Không nhưng thất bại vì:
– Lời thuyết pháp quá ư mạnh mẽ, đanh thép, ngôn từ quá cô đọng và Vua, triều đình còn chấp thủ.
– Việc Tổ trả lời xây chùa tháp nhiều… không phước đức là tiếng sét giữa trời quang làm cho Vua, quan Nhà Lương hụt hẫng… nên tiễn khách.
Ý Tổ muốn dạy: (Trình bày được các ý chính sau)
– Việc bố thí mà tính toán thiệt hơn là bố thí hữu tướng (tứ tướng: ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả) thì phước đức không nhiều.
– Nếu bố thí vô tướng (không trụ tướng) thì phước đức vô lượng. Kinh Kim Cang có ghi Bồ Tát không trụ vào tướng bố thí nên phước đức lớn không thể nghĩ bàn.
Như vậy, câu trả lời của Tổ chỉ ra rằng việc xây chùa, tháp của Vua Lương Võ Đế là bố thí trụ tướng, còn phân biệt ngã, nhân,chúng sanh, thọ giả nên ít phước đức.
Chúc các anh chị có kết quả tốt.